Tự thân Hơi Thở có thể chữa lành các vấn đề về cảm xúc và sức khỏe. Nhập môn học thở một cách khoa học!

31/12/2023 | 1036

Tự thân Hơi Thở có thể chữa lành các vấn đề về cảm xúc và sức khỏe của chúng ta. Nên việc học thở là nên, và đừng nghĩ là ai cũng biết thở việc gì phải học? Để đợi học xong hãy phát biểu chưa muộn nhé. Hãy học thở một cách khoa học, ở đó người thầy không chỉ làm mẫu rồi chúng ta cứ thế làm theo, mà còn được chia sẻ các kiến thức về chúng, hiểu tường tận chúng... về từng kỹ thuật động tác , có thế việc học mới chất lượng và hiệu quả ngay tại lớp. 

Xin viết lại đây kiến thức và  trãi nghiệm của một học trò đã tham gia lớp Thở của thầy Tài tại Minh Tâm. 

 

Hơi Thở và tầm quan trọng của Hơi Thở

Các trãi nghiệm thực tế chứng minh rằng con người có thể không ăn, không uống, không nghe, không nói, không thấy... trong vòng một vài ngày, nhiều hơn như thế cũng không chết. Nhưng chúng ta không thể không thở sau vài phút. Ngay sau khi ngừng thở, cơ thể sẽ ngưng cung cấp oxy cho các tế bào, dẫn đến việc suy giảm chức năng cơ bắp và não bộ. Sự tổn thương này kéo dài dẫn đến cái chết.

Ngay cả khi bạn chưa để tâm, quan tâm đến hơi thở cũng xin đọc bài này của mình xong rồi bỏ qua nếu muốn. 

Đầu tiên tôi muốn nói đến hơi thở tự nhiên, chúng chậm nhanh, ngắn dài khác nhau ở mỗi người và mỗi hoàn cản, thời điểm. Giống nhau là hơi thở ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc. Tức giận thì thở nhanh gấp, mất quan bằng, ảnh hưởng cả cơ chế co bóp của nhịp tim, càng tức, càng giận thì càng khó thở dù chẳng ai bóp cổ ta mà vẫn không sao thở nổi!!! Ngược lại trong cảm xúc an nhiên, thưởng ngoạn một khung cảnh đẹp hữu tình thì hơi thở lại dài, nhẹ như không, hòa quyện và nối tiếp như bản trường ca tha thiết nhẹ nhàng, cảm xúc theo hơi thở ấy tự dưng không cần cố cũng dài, dẻo dai. Và mệt mỏi làm hơi thở cũng chẳng thể chất lượng hơn, đến thở mà cũng lười, tâm trạng nó bảo thế!

Giờ ta cùng lật ngược lại vấn đề nhé, cảm xúc làm ảnh hưởng đến hơi thở, nên hơi thở "chủ động" sẽ làm ảnh hưởng ngước lại cảm xúc tinh thần đúng không? Nghiệm thử nào, trong lúc sợ hãi, hay tức giận đến khó thở, hơi hoảng vì lồng ngực tiếng tim đập thum thụp mỗi lúc mạnh hơn, tiếng nói phát ra trong ta, bình tĩnh nào, từ từ thở chậm lại nào, cố thở dài hơn, chậm dần, chậm dần nào, đúng rồi, chậm nữa nào... tốt rồi, ổn rồi, mọi thứ rất nhanh từ từ trở lại trạng thái cân bằng. Và cả cái cảm xúc lúc nẩy cũng tan luôn vì tâm trí bận chỉ huy hơi thở, dõi theo hơi thở, không cong chổ cho sự tức giạn, sợ hãi. Ừ nhỉ, khi ta dõi theo hơi thở tâm trí ở đó, ở trong hơi thở và không có chuyện gì tiêu cực hay gì gì có xen chổ của việc đang cố Thở Chủ Động. Hơi thở chủ động là hơi thở thông minh, hơi thở bảo vệ, hơi thở được chọn để làm chủ cảm xúc. 

Các kỹ thuật thở khí công, yoga và yoga cao cấp cũng đều là các mức độ khác nhau để hướng đến luyện tập, phát triển hơi thở chất lượng. Trạng thái không thở vài phút mà vẫn sống là có thật, chúng là ngưỡng cao của những người luyện khí, bế khí, giữ khí và làm chủ luống dưỡng khí bên trong họ. Luyện kéo dài thời gian "không thở" (nín thở) là mục tiêu của người luyện khí công. Trong khi luyện thở khi công trạng thái ngừng thở tự nhiên có thể xảy ra, chúng ta có thể vài phút không thở mà không hề khó chịu, bình thường. Có thể sẽ hơi sợ cho lần trãi nghiệm đầu tiên như thế, sao mình không thở nữa mà vẫn sống? Bởi phản xạ thở của chúng ta không phải do cơ thể thiếu oxy, người ta đã đo nồng độ oxy giữa hít vào và thở ra chỉ chênh có mấy phần trăm thôi. Tất nhiên khi hít vào và thở ra dioxide carbon (co2) sẽ nhiều hơn nhưng hơi thở ra vẫn đầy oxy; cơ chế của não bộ bất kỳ lúc nào nồng độ dioxide carbon tăng lên và oxy giảm xuống là sẽ kích hoạt phản xạ hít vào. các kỹ thuật rèn luyện liên quan hơi thở đều hướng tới làm thể nào để kéo hơi thở chậm hơn, vì muốn luyện thành người khỏe mạnh phải luyện hơi thở dẻo dai, chậm lại, chu kỳ thở dài hơn. Hướng tới trong một chu kỳ thở có nhiều oxy nhất có thể, người bình thường có 15, 16 hơi thở/chu kỳ thở (1 chu kỳ thở hít vào thở ra) trong 1 phút, người khỏe mạnh thì 12 lần thở, dưới 12 thì rất tốt rồi, trên 20 là có vấn đề về sức khỏe nhé. Ở người tu tập khí công, thiền yoga, nếu giảm hơi thở xuống 8 hơi thở trong một phút thì tuyến tùng - luân xa 6 sẽ fđược kích hoạt, đây là cánh cổng kết nối bản thể vói các chiều kích cao hơn, các trãi nghiệm tâm linh. Vói người bình thương chúng bị canxi hóa làm ngắt kết nối với chiều kích trên cao. Người bình thường, kết nối này bị mất ở năm 12 tuổi, trẻ từ 0 đến 7 tuổi vẫn còn, giảm dần từ 7 tuổi trở đi đến 12 tuổi thì mất kết nối. Khi sinh ra thop của đứa trẻ mở, mềm, và cứng dần, rồi đóng dần với các kết nối. Với các bậc đạo sư tu tập lâu năm ta thường thấy các khối u nổi trên đầu, luân xa 7 của họ gồ vun cao lên mở ra sự kết nối tâm linh, tâm thức. 

Quay trở lại, chúng ta bị đóng lại cánh cổng kết nối này từ năm 12 tuổi. Hơi thở tự nhiên khi đạt ở mức 4 hơi thở trong một phút, tuyến tùng, con mắt thứ 3 sẽ mở hoàn toàn một cách tự nhiên, lành mạnh, không rủi ro. Rủi ro ở việc mở luân xa không tự nhiên là gì? Khi một người nhận tác động bên ngoài của ai đó để mở luân xa, hay sau một biến cố, sang chấn, luân xa này mở ra, gây rách hào quang sẽ dẫn đến lạc vào trung giới, có những trãi nghiệm tâm linh... Ví dụ người này ngồi cạnh một người và đọc được hết các bí mật của người ta, thông tin ấy tự đến, vậy nó là gì? Nó là sự cản trở cho mình trong giao tiếp bình thường chứ không là một năng lực. Ví dụ khác, người đó bắt đầu thấy người âm trong khi người khác không thấy, có thể là khủng khiếp, ám ảnh. Trong khi một người thầy tâm linh họ đã có sãn nhận thức về các vấn đề này họ sẽ nhìn bằng sự "bình thường" không làm họ bị ảnh hưởng. Tất cả lộ trình phát triển tâm linh, tâm thức không nên vội vàng, hãy thuận theo hành trình, dòng thời gian của mỗi chúng ta, cái gọi là đúng thời điểm. Nếu luyện tập chúng ta còn có thể đạt trên ngưỡng 4 hơi thở 1 phút, nhưng không cần dành cả đời cho việc luyện thở như thế làm gì với hầu hết người bình thường như chúng ta. 

Trong mỗi chu kỳ thở vào hít ra chúng ta có được Oxy và khí (Prana). Vâng chúng ta hay nghe nói trên cơ thể chúng ta có khí và huyết, khí là dương, huyết là âm. Ở đâu có tư tưởng ở đó ý dẫn khí! vậy luồng khí này phụ thuộc "ý" chúng ta sao? Ý ta muốn chúng đi đâu, đi thế nào sao? Cơ thể khỏe mạnh phải có KHÍ HUYẾT đầy đủ sung mãn thông thương khắp nơi trong cơ thể. Nơi nào bị đau trong đông y nói rằng khí huyết không đến được nơi đó do có sự trở ngại của tắt nghẽn gần đó. Ví dụ nào, hiện tương tê tay hay chân là do khí huyết không tới được nên dẫn đến trạng thái này. Cơ thể nhiều mệt mỏi, đau bệnh có thể do không đủ khí, hay không đủ huyết, hay đủ mà không đến được do tắc nghẽn dòng chảy đâu đó. Hướng tới việc trợ giúp khí huyết vừa đủ vừa thông thì mọi thứ sẽ tái sinh, tái hoạt động bình thường theo cơ chế tự đề kháng, từ chữa lành. 

Tới rồi nè, vấn đề của khí huyết được khắc phục, cải thiện từ luyện tập Hơi Thở Chủ Động chất lượng về oxy và khí cộng thêm chế độ ăn cung cấp cải thiện đường huyết, ứng dụng sức mạnh của hơi thở thông qua các bài tập yoga, thiện động, hay vật lý trị liệu xoa bóp... đả thông mạch lạc thì cơ thể sẽ tự chữa lành theo cách tốt nhất bên trong ta. Khi còn nhỏ , một vị thầy đông y nói với tôi "Nơi nào đủ oxy, nơi đó không có bệnh tật" - không hiểu sao tôi tin và ghi nhớ câu này, nên khi tôi lớn lên quan tâm, tiếp cận các phương pháp luyện thở chỉ để "đủ oxy"! 

Với thực hành thở chuyên sâu, chúng ta hoàn toàn điều khiến hơi thở, khí huyết lưu thông trong cơ thể. Có thể thở từ cánh tay, những ngón tay, từ chân, hay bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Khi tê tay tôi bắt đầu thời và dẫn khí về nơi tê thay vì dùng tay bóp bóp cho máu xuống. Khi khó thở giưa đêm, tôi chỉ cần giữ hoi thở chậm lại là qua, cảm xúc ổn ngay, hơi thở đầy lại... không phải tôi, mà tất cả chúng tôi đều hào hứng với việc điều khiển hơi thở. Hơi thở giúp chúng tôi theo nó đi vào bên trong mình...

Bây giờ mới là bài bắt đầu, tôi muốn viết những điều thực tế, căn bản về hơi thở, không chọn các từ ngữ câu chuyện khó tin để dẫn bài. Những điều chúng ta nghe, cứ tự trãi nghiệm, kiểm chứng, khi ấy chúng không còn là nghe nói nữa mà là trãi nghiệm riêng của chính mình. Thật tuyệt vì những gì viết ban đầu của thầy Tài (người dạy thở cho chúng tôi), nhưng giờ tôi viết lại theo cách có kiểm chứng, có trãi nghiệm của bản thân. 

Người hay luyện thở chủ động không có thời gian trống, không có cảm xúc rỗng, tất cả mọi thứ xảy đến với họ đều là cơ hội để luyện thở và kiểm chứng hơi thở giúp gì nào. Chúng tạo ra một trạng thái điềm tĩnh, cái đầu quan sát thay vì cứ nhoi nhoi lên, Chúng tạo ra sẽ kiên trì, tinh tế, tạo ra cảm xúc thú vị và tự tin. Tạo ra không gian riêng, sự tĩnh lặng... và dần dần ta không còng thấy mấy thứ hay lo lắng, giận hơn, để tâm linh tinh.... biến mất hết, không còn quan trọng, không có chổ, đâu mất tiêu một cách tự nhiên chỉ vì ta vô tâm với chúng.

Hôm nay bạn thử bắt đầu Thở chủ động nhé, hơi thở có ý thức, tôi đang thở nè... xem nào hơi thở tôi nghe thế nào, tôi muốn nghe chính hơi thở của mình... Khi bạn không thể ngủ, khó ngủ, hãy chơi với hơi thở của mình, để tâm vào việc xem chúng hít vào đến đâu và thở ra thế nào, bạn bảo tớ không ngủ được, tớ theo bạn đi chơi nhé, và rồi đi theo chúng... 

 

Giờ đây bạn bắt đầu tập thở tại nhà, hay bát kỳ khi bạn đang ở đâu, ngồi trên xe du chuyển, ngời chờ đợi, dùng đèn đỏ, đang đứng trước mằng xanh tuyệt đẹp.... bất cứ lúc này có thể hãy đưa ý thức vào hơi thở, bất đàu bằng suy nghĩ mình tập thợ nhẹ nhàng, chậm rãi nào, chậm dần và chậm dần nào trong khi mắt bạn vẫn mở như không có gì đang diễn ra bên trong, giữ thần thái tự nhiên trong khi chỉ bạn biết bạn đang luyện hơi thở chủ động như ý. Cứ làm thế nhiều lần trong ngày khi có thể nhé, dần sẽ thành thói quen. Thuốc bổ miễn phí từ sự sốngs đấy ạ, oxy là thứ quý giá may thay đủ cho tất cả chúng ta không cần tranh giành!  

 

Bài thứ 2 mình sẽ chỉ viết KHÍ LÀ GÌ! bạn quan tâm không, vâng đầu tiên mình viết cho bản thân, mình sợ lớn tuổi mình sẽ quên dần để có thể viết lại, trong khí chúng thật hay. Ý mình là những kiến thức ấy thật cần thiết để sống đơn giản, tự tin và vô lo.

 

Tôi đã có một cuộc đời thật đẹp!

Anhle

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0908034035